Làn sóng mua bù cho các hợp đồng bán khống phục hồi, giúp đồng tăng hơn 2%
Đồng leo lên mức cao
nhất trong 7 tuần bằng bước tăng hơn 2% hôm thứ 3 nhờ làn sóng mua bù cho các
hợp đồng bán khống trước đó đổ bộ vào thị trường giữa lúc nhen nhóm kỳ vọng có
thêm các gói kích thích kinh tế mới từ các ngân hàng trung ương trên thế giới,
thắp lại nhu cầu các kim loại công nghiệp.
Lĩnh vực dịch vụ
Trung Quốc tháng 6 bất ngờ mở rộng với tốc độ nhanh nhất trong vòng 3 tháng trở
lại đầy, cũng góp phần tiếp thêm nhiệt cho thị trường.
Đồng giao 3
tháng trên sàn Luân Đôn tăng 2,5%, lên mốc 7.823 USD/tấn hôm thứ 3, bước tăng
lớn nhất kể từ 15/05 trước khi cắt giảm một số đà tăng này. Hợp đồng này không
có giao dịch vào cuối phiên, cho nên mức giá thầu 7.818 USD sẽ là mức chốt phiên
so với 7.625 USD hôm thứ 2.
Tại sàn giao dịch New York, hợp đồng
COMEX giao tháng 9 thiết lập ngưỡng 3,54 USD/lb, tăng 2,04% so với hôm thứ 2.
Kim loại đỏ ghi nhận mức cao trong ngày ở ngưỡng 3,5565 USD, mức cao nhất kể từ
giữa tháng 5.
Đồng và các hàng hóa khác có phiên tăng điểm khá mạnh
so với các thị trường tài chính khác là nhờ giới đầu tư tăng cường mua lại các
hợp đồng đã bán khống trước đó. Bên cạnh, đồng còn nhận thêm hỗ trợ từ sức mạnh
của đồng euro.
Theo số liệu của Ủy ban giao dịch hàng hóa triển hạng
Mỹ giới đầu cơ nắm giữ vị thế bán kể từ giữa tháng 5, bắt đầu tăng đặt cược của
họ khi giá giảm kể từ tháng 03/2009 trong bối cảnh tuyệt vọng về cuộc khủng
hoảng nợ euro zone
Tuy nhiên, giá ở cả 2 bên bờ Đại Tây Dương cùng
đang ở ngưỡng quá mua, cụ thể chỉ số RSI (chỉ số đo biến động giá) của cả 2 hợp
đồng đã vượt qua mức 60 điểm hôm thứ 2
Chỉ số này đánh mất
mốc 60 điểm kể từ tháng 2 khi LME và COMEX ở mức giá cao nhất trong năm. Thậm
chí COMEX còn áp sát mốc 4 USD/lb. RSI vượt mức 70 điểm chứng tỏ thị trường quá
mua, trong khi dưới 30 điểm được coi là ngưỡng quá bán.
Giới kinh
doanh tại New York bất ngờ với lượng giao dịch trước khi ngày lễ Độc Lập diễn ra
vào thứ 4. Hơn 56.000 lot được giao dịch trên sàn New York, gần hơn 1/3 đường
bình quân 30 ngày, theo số liệu của Reuters.
1 nhà kinh doanh nói rằng
“Vẫn còn xuất hiện làn sóng mua lại các hợp đồng đã bán khống xuất phát từ thỏa
thuận euro zone trong tuần trước. Điều này không bắt đầu 1 đợt tăng giá trong
tuần này, nhưng tôi nghĩ với lạc quan về gói kích thích từ ECB sẽ bắt đầu 1 gam
màu tăng giá khác”.
Ngoài đợt tạm ngưng bán hôm thứ 2 khi giá giảm,
vị thế bán tìm chổ ẩn náo an toàn sau thỏa thuận đầy bất ngờ từ các quan chức
euro zone hôm thứ 6 tuần trước và trước khi Ngân hàng trung ương Châu Âu nhóm
họp vào thứ 5. Các chuyên gia kinh tế tin rằng ngân hàng sẽ cắt giảm lãi suất cơ
bản trong 1 nỗ lực để thúc kinh tế.
Đó là điều mà giới đầu tư hy vọng
sẽ thúc đẩy nhu cầu các kim loại công nghiệp.
Daniel Briesemann,
chuyên gia phân tích tại Commerzbank nhận xét “ECB và Trung Quốc cùng có khả
năng hạ lãi suất, trong bối cảnh kỳ vọng rằng Fed sẽ hành động sau khi số liệu
sả xuất tiêu cực hôm qua”.
Hoạt động sản xuất Mỹ tháng 6 co cụm lần
đầu tiên trong gần 3 năm, bằng chứng mới nhất về sự phục hồi chậm chạp của kinh
tế Mỹ, nhưng điều đó lại dấy lên kỳ vọng sẽ tiếp tục nới lỏng chính sách từ
Fed.
Le lói hy vọng ngân
hàng trung ương Trung Quốc sẽ cắt giảm tỷ lệ dự trữ bắt buộc sau bài xã luận
đăng trên 1 tờ báo được sự hậu thuận của nhà nước.
Nhằm kích thích tăng
trưởng kinh tế, Ngân hàng trung ương Trung Quốc hạ lãi suất cơ bản vào đầu tháng
6 và đó cũng là động thái đầu tiên kể từ cuộc khủng hoảng toàn cầu 2008 và sau 3
lần cắt giảm tỷ lệ dự trữ bắt buộc kể từ tháng 11.
Cuộc chiến
tháng 4
Đối với thị trường vật chất, giới kinh doanh --
chuẩn bị tinh thần chiến đấu với triển vọng thị trường thắt chặt tháng 4, giúp
đồng tăng giá mạnh mẽ -- cho biết Tập đoàn nguyên liệu thô Glencore kiểm soát
gần 1 nửa hàng tồn kho tại sàn Luân Đôn trên toàn thế giới.
Khả năng hồi phục
nhu cầu Trung Quốc, kết hợp với nguồn cung LME thắt chặt, có thể bóp nghẹt thị
trường trong những tháng tới và thậm chí còn nghiêm trọng hơn khi thị trường vào
xuân.