Đồng tăng hơn 2% hôm thứ 5,
nối tiếp đà đi lên mà các kim loại cơ bản và các thị trường tài sản rủi
ro khác đã thiết lập giữa lúc mối lo ngại về cuộc khủng hoảng nợ Châu Âu
lắng dịu và triển vọng tăng trưởng Trung Quốc đang dần trở nên tích cực
hơn trong mắt của giới đầu tư.
Khối lượng giao dịch ngày
12/04 tiếp tục duy trì ở mức cao là nhờ nhiều người mua lợi dụng làn
sóng bán tháo hồi đầu tuần để thiết lập các vị thế và đẩy giá kim loại
đỏ vượt qua đường bình quân 100 ngày.
Sắc xanh trên sàn chứng
khoán và đà tăng vững chắc của euro so với đồng đô hỗ trợ đà tăng của
các kim loại cơ bản. Trong khi đó, nhóm kim loại này đã được đẩy lên cao
sau khi thâm hụt thương mại Mỹ giảm hơn dự đoán do xuất khẩu tăng kỷ
lục, chứng tỏ các điều kiện kinh tế ngày càng khởi sắc trong quý 2.
Matthew
Zeman, chuyên gia về thị trường kim loại tại LaSalle Futures Group tại
Chicago, nhận định “Tôi nghĩ chúng gần chạm đáy, biên độ giao dịch mà
chúng sẽ lưu lại trong ngắn hạn”.
“Chúng tôi nhìn thấy sự phục
hồi nhanh chóng của các thị trường. Sau 5 ngày bán tháo mạnh, chúng tôi
nhìn thấy sự phục hồi ngoạn mục của chỉ số S&P trong ngày hôm nay,
lợi suất trái phiếu giảm và đồng đô suy yếu ... tất cả là những dấu hiệu
tích cực cho đồng”.
Đồng chuẩn trên sàn Luân Đôn
kết thúc tăng 180 USD, tức 2,2%, ở ngưỡng 8.220 USD/tấn, phục hồi từ gần
mức thấp 3 tháng 8.018 USD hôm thứ 4.
Tại sàn giao dịch New
York, hợp đồng COMEX giao tháng 5 tăng 8,10 cent, thiết lập mốc 3,7205
USD/lb, gần cuối biên độ từ 3,6340 USD đến 3,7310 USD.
Khối lượng giao dịch đồng
COMEX trên 92.500 lot vào cuối phiên, hơn 50% so với đường bình quân 30
ngày, theo số liệu sơ bộ của Thomson Reuters.
Đồng tìm thấy hỗ
trợ từ sự suy giảm lợi nhuận trái phiếu Tây Ban Nha và Ý cộng với đồng
euro được củng cố 1 chút so với đô Mỹ, cho thấy sóng gió từ cuộc khủng
hoảng nợ công kéo dài đã tạm lắng.
Stephen Briggs, chuyên gia
phân tích của ngân hàng BNP Paribas cho biết: “(Cuộc khủng hoảng nợ
Châu Âu) đã từng góp phần làm chao đảo thị trường trong những tuần qua,
dù vậy thị trường vẫn có cơ hội tăng giá trừ khi có nhiều bằng chứng áp
đảo”.
Đà tăng hôm thứ 5 xuất phát từ chuỗi số liệu cho thấy
Ngân hàng Trung Quốc đã cho vay đến 1,01 triệu NDT (160,1 tỷ USD) trong
tháng 3 -- dấu hiệu mới nhất về những nỗ lực nới lỏng chính sách tiền tệ
và thúc đẩy tăng trưởng tính dụng nhằm hỗ trợ hạ nhiệt kinh tế của Bắc
Kinh.
Vả lại, doanh số bán xe tháng 3 của Trung Quốc tăng mạnh góp phần thổi thêm tâm lý lạc quan cho thị trường.
Cú
sốc cho các kim loại cơ bản là số liệu tăng trưởng quý 1 của Trung
Quốc dự kiến cho thấy mức tăng thấp nhất trong vòng 3 năm trở lại đây,
khiến giới đầu tư lo ngại kinh tế có thể tiếp tục “hạ nhiệt” trong những
tháng tới và làm xói mòn tăng trưởng toàn cầu.
Các chuyên gia kinh tế tham gia cuộc thăm dò ý kiến của Reuters dự báo GDP quý 1 tăng trưởng ở mức 8,3% so với năm 2011.
Adrian
Day, giám đốc quỹ quản lý Adrian Day Asset Management, cho rằng, ngay
cả khi mức tăng trưởng là 8,3% thì nhu cầu đồng Trung Quốc vẫn tiếp tục
tăng.
Theo Ông “Với tỷ lệ lạm phát được kiểm soát ... khá tốt trên 4% và nếu tăng trưởng ở mức 8,3%, đó là điều rất phi thường”.
“Nếu
kinh tế tiếp tục tăng trưởng với tốc độ đó hoặc bất cứ nơi nào có tốc
độ tăng trưởng tương tư như thế, thì nhu cầu đồng năm tới và trong vòng
10 năm nữa sẽ là điều đáng ngạc nhiên”.
Bức tranh tăng trưởng Trung Quốc
Ngân
hàng thế giới đã hạ dự báo tăng trưởng kinh tế Trung Quốc năm 2012 từ
8,4% xuống còn 8,2%, càng làm chắc thêm quan điểm rằng Trung Quốc tăng
trưởng chậm nhất trong vòng 1 thập kỷ qua.
Các chuyên gia phân
tích cho rằng bức tranh tăng trưởng chậm của Trung Quốc không nhất
thiết là tiêu cực bởi nó nhen nhóm khả năng có thêm vòng nới lỏng định
lượng mới.
Tuy nhiên, nhu cầu đồng yếu kém và dự trữ tăng tại Trung Quốc vẫn là mối lo ngại chính đối với nhà đầu tư.
Dự trữ đồng Thượng Hải tăng gấp 4 lần kể từ đầu năm, có nghĩa là sức tiêu thụ chậm chạp.
Indonesia nhà xuất khẩu than
nhiệt và thiếc hàng đầu thế giới tuyên bố sẽ nhanh chóng áp đặt thuế
xuất khẩu khoáng sản, Bộ công nghiệp cho biết hôm thứ 5. Động thái này
khiến nhiều nhà khai thác mỏ bất an.